Hiện nay, dịch vụ tư vấn đang dần trở thành một ngành nghề thịnh hành trên thị trường lao động. Chưa kể, với mức thu nhập cạnh tranh thì đây cũng chính là công việc được nhiều người quan tâm và theo đuổi. Vậy nghề tư vấn là gì? Và muốn làm một tư vấn viên chuyên nghiệp cần có những tố chất và điều kiện nào? Tất cả đều sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Bạn hãy tìm hiểu qua nhé!
Tư vấn là gì? Tư vấn là hoạt động đóng góp ý kiến, cung cấp kiến thức, đưa ra giải pháp cho một ai đó, có thể là khách hàng, đối tác, bạn bè, người thân,… Còn khi đề cập đến lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tư vấn, thì người đảm nhận các nhiệm vụ trên thường được gọi là tư vấn viên hay chuyên viên tư vấn. Hầu hết các nội dung tư vấn chỉ mang tính chất gợi mở, định hướng và tham khảo, chứ không được quyền quyết định thay bất cứ ai.
Tư vấn là gì?
Ngày nay, nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn đang có xu hướng tăng cao. Kéo theo đó, nghề tư vấn cũng phát triển mạnh mẽ, xuất hiện phổ biến trên thị trường tuyển dụng. Được khá nhiều người ưa chuộng và lựa chọn nhằm tạo ra nguồn thu nhập ổn định trong tương lai. Thế nhưng, có không ít bạn vẫn còn mơ hồ và chưa hiểu rõ tính chất công việc của ngành này là như thế nào, để có thể đặt ra mục tiêu, định hướng sự nghiệp cho bản thân.
Chính vì lẽ đó mà trước hết bạn cần phải hiểu rõ định nghĩa tư vấn là gì? Đây là hoạt động đóng góp ý kiến, cung cấp kiến thức, đưa ra giải pháp cho một cá nhân hay tổ chất trong phạm vi và điều kiện cho phép. Mọi nội dung tư vấn chỉ mang tính chất tham khảo, gợi mở và định hướng chứ không được quyền quyết định thay bất kỳ ai. Đồng thời, chúng phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc bảo mật thông tin và các chuẩn mực đạo đức xã hội, tôn trọng pháp luật.

Ngoài ra, khi nói về ngành kinh doanh dịch vụ tư vấn, thì người thực hiện các nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng thường được gọi là chuyên viên tư vấn hoặc tư vấn viên. Cơ hội việc làm đối với một nhân viên tư vấn thời nay rất rộng mở, hầu như đều góp mặt trong nhiều linh vực như: tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, y tế, pháp lý, du học, giáo dục, pháp chế, thương mại, quản trị kinh doanh, bất động sản, đầu tư, khoa học xã hội,…
Nghề tư vấn viên là gì?
Tư vấn viên là người sử dụng kiến thức chuyên môn của mình để đưa ra lời khuyên, đánh giá và góp ý kiến cho cá nhân hay tổ chức nào đó trong một lĩnh vực cụ thể. Trên thực tế, xét về mặt lý thuyết thì pháp luật vẫn chưa có sự hợp pháp hóa và bảo vệ quyền lợi cho chức vụ “tư vấn viên”. Còn xét về bản chất, thì có ba đặc điểm chính để bạn nhận biết chức danh này:
– Thứ nhất, tư vấn viên sẽ là người hỗ trợ chuyên môn về những thứ mà bên nội bộ công ty của khách hàng đang thiếu hụt.
– Thứ hai, chuyên viên tư vấn hoạt động hoàn toàn độc lập với khách hàng và không xảy ra xung đột lợi ích với các bên khác có liên quan.
– Thứ ba, chuyên viên tư vấn sẽ vận dụng chính kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc để đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất đến tay khách hàng.
Tư vấn viên cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản nào?
Như đã nói, kinh doanh dịch vụ tư vấn đang là một nghề cực hot, có thể đem lại mức lương hấp dẫn, cũng như góp phần giúp bạn phát triển mạnh về sự nghiệp và các mối quan hệ trong xã hội. Do đó, để theo đuổi ngành này không phải là điều dễ dàng mà ai muốn cũng đều làm được.
Bởi lẽ, nó còn đòi hỏi rất nhiều yếu tố và kỹ năng khác nhau, tùy thuộc vào lĩnh vực mà bạn chọn hoạt động. Tuy nhiên, theo mô hình chung thì một chuyên viên tư vấn thường phải đáp ứng đủ các tiêu chí cơ bản như sau:
Kiến thức chuyên môn
– Đầu tiên, kiến thức chuyên môn là một trong những thứ bắt buộc bạn phải có khi xác định bước chân vào nghề này. Bạn cần nắm vững mọi thông tin về sản phẩm, dịch vụ mình sẽ cung ứng, truyền đạt cho khách hàng.
– Kiến thức sách vở, lý thuyết thôi vẫn chưa đủ, bạn còn phải liên tục cập nhật xu hướng, trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng thực tế bên ngoài xã hội có liên quan đến lĩnh vực của mình.

– Biết vận dụng tốt kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn. Khả năng tiếp nhận và phân tích vấn đề đến từ khách hàng phải thực hiện chuyên nghiệp, thành thạo và ứng biến linh hoạt. Không trả lời một cách máy móc, rập khuôn theo sách vở. Bạn cần chú trọng vào cách truyền tải thông tin sao cho khách dễ hiểu và nhanh nắm bắt nhất.
– Ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ ra, thì bạn cũng nên học hỏi thêm một vài ngôn ngữ nước ngoài thông dụng, để có thể mở rộng tệp đối tượng khách hàng. Và tạo ra nhiều cơ hội cho con đường sự nghiệp của mình.
Kỹ năng
Sau đây, là những kỹ năng cực kỳ cần thiết, giữ vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của bạn khi hành nghề chuyên viên tư vấn:
– Giao tiếp tốt: Bởi vì đặc thù của ngành này đòi hỏi bạn trao đổi trực tiếp với khách hàng. Do đó, để thuyết phục và chiếm được lòng tin của khách, bạn nên luyện tập kỹ năng ăn nói lưu loát, khôn khéo và thật tinh tế. Diễn giải thông tin rành mạch, rõ ràng, không ăn nói ấp úng, thẹn thùng hoặc cắt ngang lời khách đang nói.
– Ứng biến linh hoạt: Để khắc phục hiệu quả mọi vấn đề có thể phát sinh trong quá trình cung ứng dịch vụ cho khách, thì bạn cần sự nhạy bén, lanh le và phản ứng linh hoạt trong mọi tình huống.
– Khả năng làm việc nhóm tốt: Có thể, trong cùng một dự án sẽ có nhiều người đảm nhận. Cho nên, bạn cần biết cách phối hợp hài hoà giữa kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, để đạt được mục tiêu chung mà nhóm đã đề ra.
– Chịu được áp lực công việc: Áp lực từ công việc là điều không thể tránh khỏi khi bước vào nghề tư vấn viên. Chẳng hạn như áp lực từ chạy doanh số bán hàng, khách hàng khó tính, phương pháp tư vấn,… Nếu bạn không có sức chịu đựng cao và sự quyết tâm, thì bảo đảm bạn rất dễ nản chí và nhanh chóng bỏ cuộc.
Vẻ bề ngoài
Trong thời buổi này, người ta không chỉ cần “tốt gỗ” mà còn phải tốt luôn cả “nước sơn”. Đặc biệt là ngành chuyên viên tư vấn thì rất quan trọng đến ngoại hình và phong cách thời trang. Vì vậy, trước khi đi gặp mặt khách, bạn cần phải chuẩn bị mọi thứ cho thật chỉn chu, gọn gàng từ ngoại hình, gương mặt, kiểu tóc cho đến cách ăn mặc. Có như vậy, bạn mới có thể tạo ấn tượng tốt và thể hiện được sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
Tư chất đạo đức
Một tư vấn viên chuyên nghiệp, thì phải tuân thủ theo các nguyên tắc đạo đức như:
– Tuyệt đối giữ kín bí mật về mọi thông tin khách hàng cung cấp. Không được tùy tiện phát tán ra ngoài khi chưa nhận được sự cho phép.
– Cung cấp dịch vụ hoặc giải quyết vấn đề đều phải dựa trên sự trung thực, khách quan, công bằng và không thiên vị bất cứ một bên nào.
– Khi làm việc, luôn tôn trọng khách hàng và đồng nghiệp. Không vì mưu cầu lợi ích cá nhân mà đạp đổ “chén cơm” của người khác.
– Hành nghề bằng cái tâm chân chính, không ăn gian nói dối để chèo kéo, lợi dụng sự tín nhiệm của khách hàng nhằm trục lợi.
Bí quyết trở thành một chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp
– Chọn lĩnh vực hoạt động phù hợp: Muốn trở thành một tư vấn viên chuyên nghiệp, thì trước tiên bạn cần phải xác định rõ lĩnh vực hoạt động phù hợp với năng lực, kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm và thế mạnh của mình. Bạn có thể tham khảo qua một số loại hình tư vấn phổ biến như: tư vấn công nghệ thông tin, tư vấn chiến lược, tư vấn nhân sự, tư vấn đầu tư tài chính, tư vấn vận hành,…
– Không ngừng nâng cấp chuyên môn: Ngoài những kiến thức nền tảng ra, thì bạn còn phải thường xuyên cập nhật thêm nhiều tin tức, kiến thức mới liên quan đến lĩnh vực mình chọn. Hãy nhớ, bạn càng có sự hiểu biết sâu rộng bao nhiêu, thì càng tạo dựng cho mình thế mạnh vượt trội hơn nhiều so với các đối thủ khác. Bạn không nên hình thành suy nghĩ bảo thủ, cứ dậm chân tại chỗ theo khuôn mẫu đúc sẵn. Vì điều này chỉ khiến cho bạn trở nên trì trệ và chậm phát triển hơn thôi.
– Rèn luyện kỹ năng xử lý vấn đề: Nếu muốn làm một chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, có chỗ đứng trên thị trường, thì bạn phải có đầu óc tư duy logic và kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Bởi, đôi khi dữ kiện mà khách hàng cung cấp cho bạn không đầy đủ hoặc có sai sót, có thể dẫn đến tình trạng gặp phải khó khăn trong quá trình xử lý. Thế nên, lúc này buộc bạn phải động não, vận dụng hết kỹ năng, chuyên môn nhằm tìm ra hướng đi đúng đắn, hợp lý.

– Hiểu rõ nhu cầu khách hàng: Mục đích của bạn là dùng lời nói để thuyết phục và duy trì mối quan hệ với khách. Để làm được điều này, bạn phải nắm bắt tốt tâm lý và hiểu rõ nhu cầu khách hàng đang cần gì và mong chờ điều gì ở mình.
– Nhạy bén trong mọi tình huống: Bạn không nên quá thụ động trong việc chờ đợi xảy ra sự cố rồi mới bắt đầu tìm cách giải quyết. Thay vào đó, bạn cần chủ động lường trước hết mọi rủi ro có thể xảy ra và tìm kiếm, nghiên cứu biện pháp giải quyết. Điều này sẽ giúp cho bạn hạn chế tối thiểu mọi sai sót và khắc phục hậu quả kịp thời.
Trên đây đã tổng hợp đầy đủ thông tin xoay quanh ngành dịch vụ tư vấn là gì? Chúng tôi hy vọng rằng, qua những thông tin hữu ích trong bài viết này, có thể giúp bạn định hướng được mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với trình độ, điểm mạnh của bản thân. Cũng như, biết cách cầu tiến để trở thành một chuyên viên tư vấn đẳng cấp, chuyên nghiệp.