Ngày nay, việc chọn trường luôn là vấn đề nan giải, gây đau đầu cho nhiều gia đình có con em đang trong độ tuổi từ mẫu giáo đến cấp 3. Đồng thời, có không ít bậc phụ huynh băn khoăn và thắc mắc rằng nên để con theo học ở trường công hay trường tư là tốt nhất. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giải thích một cách cụ thể về khái niệm trường công lập là gì? Tư thục là gì? Và đâu là sự khác biệt giữa hai mô hình trường học này? Bạn nên tìm hiểu qua để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhé!
Trường công lập là gì? Đây là loại hình trường học trực thuộc sự quản lý của cơ quan Nhà nước, Trung ương và các ban ngành địa phương. Tại Việt Nam, hầu hết trường công đều được xây dựng nhờ vào nguồn lực tài chính công và các khoản kinh phí đóng góp phi lợi nhuận. Đồng thời, quy chế và cách thức triển khai hoạt động bắt buộc phải tuân theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trường công lập là gì?
Vấn nạn “Chạy trường, chạy lớp, chạy giáo viên” luôn là tâm điểm gây tranh cãi trong xã hội. Thực ra mà nói, tâm lý chung của đại đa số phụ huynh Việt Nam đều mong muốn con mình học tập trong môi trường giáo dục chất lượng. Để có thể phát triển toàn vẹn về thể chất, trình độ, tư duy và nhân cách sống. Chưa kể, khi con cái được theo học ở trường có tiếng cũng chính là sự hãnh diện, niềm kiêu hãnh đối với nhiều gia đình.
Do đó, từ khi con còn nhỏ tuổi, có không ít phụ huynh đã lên kế hoạch định hướng sẵn để đi kiếm trường cho con. Và câu hỏi mà được quan tâm đến nhiều nhất là giữa trường công lập và dân lập thì nên cho con theo học trường nào.
Nếu muốn biết, trước tiên, bạn cần phải hiểu rõ bản chất của trường công lập là gì? Đây là một loại hình trường học trực thuộc sự quản lý của Cơ quan Nhà nước, Trung ương và các ban ngành địa phương. Phần lớn những khoản mục như kinh phí, đất đai, nhà cửa, cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ giảng dạy,… dùng vào mục đích xây dựng trường học, chủ yếu đều nhờ vào nguồn lực tài chính công. Hoặc các khoản đóng góp không vì mục tiêu lợi nhuận.

Bên cạnh đó, tất cả quy chế và hình thức triển khai hoạt động tại trường công lập buộc phải tuân thủ theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì thế, mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của trường học như: chương trình giảng dạy; mức học phí; chế độ lương thưởng, phụ cấp cho giáo viên; xét thành tích thi đua, kỷ luật; nội quy học sinh; quy chế thi cử,… đều phải thực hiện dựa trên đúng quy định mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành.
Thế nào là trường dân lập?
Trường dân lập hay còn gọi là trường tư thục hoặc trường ngoài công lập. Trái ngược với trường công, thì đây lại là mô hình trường học được xây dựng và chịu sự quản lý, điều hành bởi cá nhân, tổ chức trong nước. Các chủ thể này đã được Bộ ngành, cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho thành lập và vận hành. Tất cả mọi khoản kinh phí duy trì hoạt động của trường tư thục đều phụ thuộc vào việc tài trợ của chủ đầu tư và sự đóng góp của học sinh, sinh viên theo học.

Ngoài ra, hình thức hoạt động của trường tư thục là hoàn toàn độc lập, không bị chi phối quá nhiều bởi sự quản lý từ cơ quan Nhà nước, Trung ương và các bộ ngành có liên quan. Mặc dù thuộc sở hữu của tư nhân, nhưng trường dân lập vẫn nằm trong hệ thống giáo dục chung của toàn quốc gia. Chính vì lẽ đó, mà mọi vấn đề về chương trình đào tạo ở các cấp bậc; phương thức tuyển sinh vẫn phải tuân thủ theo quy chế từ Bộ giáo dục và Đào tạo đã thống nhất và ban hành.
Tìm hiểu sự khác nhau giữa trường công lập và dân lập
Đọc đến đây, chắc hẳn nhiều bạn đã nắm được phần nào về khái niệm trường công lập và trường tư thục. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa hai loại hình trường học này, thì có thể dựa vào một số yếu tố cơ bản, dễ nhận biết như sau:
Cơ sở vật chất
– Bởi vì các khoản kinh phí xây dựng, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công việc giảng dạy đều phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước. Cho nên, cơ sở vật chất ở trường công lập thường chỉ ở mức từ trung bình đến khá và chất lượng có thể vẫn chưa đồng đều.
– Trường dân lập thì có nguồn lực tài chính dồi dào và chủ động hơn. Bởi phần lớn các loại chi phí đều nhờ vào sự tài trợ, đóng góp từ các nhà đầu tư và học sinh, sinh viên. Cho nên, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học ở trường tư rất khang trang, hiện đại và tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế.
Mức học phí
Học phí chính là một trong những sự khác biệt lớn nhất giữa trường công và tư thục, bởi vì:
– Nhờ vào sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước, nên mức học phí ở trường công lập tương đối rẻ, phù hợp cho mọi đối tượng trong xã hội. Thậm chí, đối với những ai nằm trong diện đặc biệt hay có hoàn cảnh khó khăn, còn được miễn giảm học phí theo quy định của Nhà nước.

– Vì tự chủ tài chính và thuộc sở hữu của tư nhân, nên trường tư thục có mức học phí rất đắt đỏ, có thể mắc gấp mấy lần so với trường công. Cho nên, những bạn theo học trường tư đa phần là con nhà khá giả, có điều kiện kinh tế vững vàng.
Chương trình đào tạo
– Chương trình đào tạo ở tất cả các trường công lập luôn được thống nhất rõ ràng, có tính chất ổn định và phải tuân theo quy định chung của Bộ giáo dục và Đào tạo. Xuyên suốt quá trình học tập, học sinh các cấp đều được học chung chương trình giảng dạy, nên đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức nền tảng cần thiết. Đồng thời, ở một số trường công còn mở thêm lớp chuyên, lớp nâng cao nhằm bồi dưỡng học sinh đi tham gia các cuộc thi trong nước và quốc tế.
– Đối với trường học tư thục thường sẽ có chương trình dạy học riêng, rất đa dạng, liên tục cập nhật, đổi mới theo chuẩn quốc tế và không nhất thiết phải dựa trên chương trình chuẩn của Bộ giáo dục và Đào tạo. Đa phần, chương trình học tại trường tư đều chú trọng vào việc thực hành, vấn đề thực tiễn và hoạt động thể chất. Điều này, sẽ giúp con trẻ phát triển một cách toàn diện, được giao lưu, học hỏi thêm nền giáo dục, văn hóa thế giới tiên tiến.
Hình thức xét tuyển
– Đa số trường công lập chỉ áp dụng phương thức xét tuyển bằng kết quả từ kỳ thi. Tùy vào số lượng nguyện vọng và chất lượng giảng dạy nên mức điểm chuẩn đầu vào ở mỗi trường là hoàn toàn khác nhau. Hiện nay, vẫn có trường chấp nhận điểm học bạ khi xét tuyển, nhưng kèm theo đó là những điều kiện cũng khá cao, chỉ phù hợp với một số đối tượng học sinh, sinh viên nhất định.
– Tại các trường tư thục, ngoài điểm thi ra thì hầu như trường nào cũng áp dụng hình thức xét học bạ khi tuyển sinh đầu vào. Nếu so về điểm thi, thông thường điểm của trường tư đều thấp hơn so với trường công.
Giữa trường công lập và tư thục nên cho con theo học trường nào?
Vậy nên cho con theo học trường tư hay trường công? Đây ắt hẳn là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm nhất lúc này! Bạn có thể thấy, mỗi loại hình trường học sẽ những mặt ưu điểm và hạn chế riêng. Nhưng nhìn chung, dù cho có là trường nào thì cũng đều hướng đến mục đích giảng dạy, đem lại kiến thức bổ ích cho con người.
Đồng thời, việc chọn trường cho con còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và tiềm lực kinh tế. Do đó, nếu bạn vẫn còn phân vân, trăn trở về vấn đề này, thì có thể tham khảo qua một vài lời khuyên như sau:
– Nếu điều kiện kinh tế của gia đình bạn chỉ ở mức trung bình khá, không có sự ổn định hoặc hay gặp khó khăn về tài chính, thì bạn nên cho con học trường công. Vì đây là trường có mức học phí rẻ nhất và có nhiều chính sách hỗ trợ miễn giảm khác.
– Nếu con bạn có học lực khá yếu, điểm thi thấp hay chưa thể bắt kịp bạn bè, thì trường dân lập chính là sự lựa chọn hợp lý dành cho bạn. Bởi điểm đầu vào ở các trường này khá thấp. Cùng với đó, là chất lượng dạy học theo chuẩn quốc tế, có thể tạo điều kiện để con em được rèn luyện, học tập trong môi trường hiện đại, với đầy đủ trang thiết bị. Giúp trẻ nhanh tiếp thu và phát triển về mọi mặt.
– Tuy học phí ở trường tư khá cao, nhưng bù lại con bạn sẽ được học trực tiếp với giáo viên nước ngoài. Sử dụng các giáo trình tiên tiến, đổi mới, sát với thực tiễn. Điều này, giúp con bạn phát triển tốt tư duy, mở mang tầm nhìn và được tiếp cận với nền giáo dục hiện đại, mang tầm cỡ quốc tế.
Hy vọng rằng, thông qua những chia sẻ hữu ích trong bài viết này, bạn đã hiểu cặn kẽ về khái niệm trường công lập là gì và trường dân lập là gì. Cũng như, sự khác biệt giữa hai mô hình trường học này là như thế nào? Để từ đó, bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn, vừa phù hợp với điều kiện, khả năng của gia đình vừa giúp con em được học tập trong môi trường tốt nhất.