Hiện nay, Telesale là một trong những ngành nghề không ngừng gây sốt trên thị trường tuyển dụng, bởi mức thu nhập cực kỳ hấp dẫn và cơ hội việc làm rộng mở cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, mỗi khi nhắc đến Telesale, đa số mọi người đều lầm tưởng rằng Telesale chỉ đơn giản là ngồi một chỗ gọi điện thoại, dễ gây nhàm chán, không có sự phát triển lâu dài. Vậy thực chất nghề telesale là gì? Liệu nó có nhàn nhã, thảnh thơi và ai làm cũng được như nhiều người vẫn nghĩ?
Telesale là gì? Telesale là một dạng danh từ ghép bởi tiền tố “tele-” có nghĩa là viễn thông và “sale” là hoạt động kinh doanh. Nói một cách dễ hiểu, Telesale là một hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đến tay khách hàng bằng cách gọi điện thoại tư vấn trực tiếp. Mục đích chính của công việc này nhằm thuyết phục khách sử dụng dịch vụ hoặc mua sắm các mặt hàng mà công ty đang kinh doanh.
Nhân viên telesale là gì?
Đối với những bạn học chuyên ngành về kinh tế, tài chính, logistic, quản trị kinh doanh, marketing,… thì chắc hẳn đã không còn xa lạ gì cụm từ “Telesale” xuất hiện tràn lan trên các trang web tuyển dụng trực tuyến. Thế nhưng, điều đáng nói ở đây là hiện vẫn còn khá nhiều bạn chưa hiểu đúng về đặc thù của ngành Telesale là như thế nào. Dẫn đến, xảy ra tình trạng không ít bạn sinh viên bị mất định hướng và thiếu hụt kỹ năng nền tảng trầm trọng sau khi ra trường đi xin việc.
Chính vì vậy, trước hết bạn cần phải nắm rõ nghề Telesale là gì? Telesale là một dạng danh từ ghép bởi tiền tố “tele-” có nghĩa là viễn thông và “sale” là hoạt động kinh doanh. Hiểu một cách tổng quan, Telesale là hoạt động tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đến tay khách hàng thông qua việc gọi điện thoại tư vấn trực tiếp. Mục đích chính của công việc này nhằm thuyết phục khách sử dụng dịch vụ hoặc mua sắm các mặt hàng mà công ty đang bày bán.

Có thể nói, cơ hội nghề nghiệp của nhân viên Telesale khá rộng mở. Trên thực tế, phần lớn doanh nghiệp đều sở hữu bộ phận Telesale trong phòng kinh doanh. Thế nên, lĩnh vực hoạt động của Telesale cũng rất đa dạng và phong phú. Điển hình một số ngành nổi bật như: thiết bị y tế, giáo dục, logistic, bảo hiểm nhân thọ, chứng khoán, tín dụng ngân hàng, mỹ phẩm, ô tô, bất động sản, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ viễn thông,…
Công việc của nhân viên telesale thường đảm nhận
Thực ra, công việc hằng ngày của một nhân viên Telesale không chỉ đơn thuần là gọi điện thoại cho khách hàng. Bởi vì nó còn rất nhiều yếu tố khác đi kèm tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, mô hình hoạt động của từng doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung, những công việc Telesales thường đảm nhận sẽ bao gồm:
– Nắm vững tất cả mọi thông tin liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung ứng trên thị trường.
– Tìm hiểu và phân tích sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để tìm ra lợi thế và hạn chế sản phẩm bên công ty mình.
– Chủ động tìm kiếm thông tin, số điện thoại của khách hàng để lên sẵn kịch bản tiếp cận và quảng bá sản phẩm.
– Hiểu rõ nhu cầu khách hàng đang cần gì, mong muốn điều gì khi sử dụng sản phẩm nhằm tìm kiếm dữ liệu, thông tin trình bày phù hợp.
– Thường xuyên thông báo đến khách hàng các chính sách, chương trình khuyến mãi, sản phẩm hay dịch vụ mới của doanh nghiệp thông qua phương tiện truyền thông, mạng xã hội.
– Phối hợp ăn ý với các bộ phận có liên quan khác nhằm đạt được mục tiêu chung đã đề ra.
– Tiếp nhận và xử lý thắc mắc, khiếu nại, phản hồi, đánh giá từ khách hàng liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ mà công ty đang kinh doanh.
– Lập báo cáo danh mục công việc chi tiết và kết quả hoạt động theo yêu cầu của ban lãnh đạo.
Để trở thành một Telesale chuyên nghiệp cần đáp ứng yêu cầu gì?
Mặc dù nói, vị trí Telesale được tuyển dụng rất đại trà ở nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà vội khẳng định tính chất công việc của Telesale đơn giản, ai làm cũng được. Thực chất, để trở thành nhân viên Telesale chuyên nghiệp không phải là điều dễ dàng, mà cần trải qua một quãng thời gian dài để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Đồng thời, bạn còn phải đáp ứng đủ các điều kiện như sau:
Kinh nghiệm thực tế
Ngoài những kiến thức chuyên môn theo lý thuyết trong sách vở ra, thì yếu tố quan trọng không thể thiếu mà đa phần nhà tuyển dụng nào cũng yêu cầu đối với nhân viên Telesale chính là kinh nghiệm và kỹ năng thực tế.
– Có kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng: Mục tiêu của Telesale là bán được sản phẩm cho công ty. Cho nên, nếu bạn đã có kinh nghiệm buôn bán, tư vấn, chăm sóc khách hàng thì đảm bảo công việc này sẽ không làm khó được bạn.

– Chuẩn bị kịch bản trước khi gọi: Nhằm hạn chế sự sai sót, lỗi sai không đáng có, thì trước khi thực hiện cuộc gọi, bạn cần phải lên kế hoạch, kịch bản với nội dung rõ ràng, chi tiết. Cùng với đó, bạn nên lường trước mọi tình huống, vấn đề có thể xảy ra trong lúc tư vấn và tìm giải pháp khắc phục hiệu quả, hợp lý, sao cho vẹn cả đôi đường.
– Hiểu được tâm lý chung của khách hàng: Để có thể nắm bắt được tâm lý và mong muốn của khách hàng. Thì đầu tiên bạn cần phải hiểu rõ thông tin về sản phẩm có đáp ứng đủ nhu cầu của khách hay không mà đưa ra dữ liệu cho phù hợp.
Kỹ năng mềm
– Ứng xử linh hoạt: Tính chất công việc Telesale là bắt buộc bạn phải nói chuyện với khách hàng. Nhưng đôi khi, trao đổi qua điện thoại có thể khiến cho bạn khó xử lý hơn là việc nói trực tiếp. Do đó, kỹ năng giao tiếp tốt, sự lanh lẹ sẽ giúp bạn dễ thuyết phục được khách hàng hơn.
– Nhạy bén trong mọi tình huống: Bởi vì Telesale thường là người tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, phản hồi của khách hàng về sản phẩm, nên bạn cần phải rèn luyện kỹ năng ứng biến linh hoạt và xử lý hiệu quả trong mọi trường hợp.

– Xây dựng kịch bản bán hàng hợp lý: Trước khi gọi điện cho khách hàng, bạn cần phải lên sẵn kịch bản chi tiết. Điều này, giúp bạn truyền tải thông tin rành mạch, đầy đủ. Tránh xảy ra sơ xuất, thiếu sót trong quá trình truyền đạt.
– Quản lý tốt quỹ thời gian: Bạn cần có kỹ năng quản lý và phân bổ quỹ thời gian khoa học. Chọn thời điểm lý tưởng, hợp lý để gọi điện cho khách hàng, chứ không phải thích gọi lúc nào là gọi. Hai khung giờ vàng bạn có thể liên hệ với khách là 9h-10h30 và 14h-16h30.
Tư chất của nhân viên telesale
Nếu bạn muốn đạt được thành quả KPI như mong đợi. Cũng như, nhanh chóng phát triển sự nghiệp và có chỗ đứng vững trong công ty, thì bạn cần phải có hai tố chất sau:
– Đón tiếp khách hàng bằng cái tâm: Bất kể ngành nghề nào đi chăng nữa, muốn được tồn tại bền lâu thì luôn phải đặt cái tâm lên hàng đầu, bởi “có tâm ắt có tầm”. Do đó, bạn không nên vì mục tiêu, lợi ích cá nhân mà ra sức lôi kéo, nài nỉ, mồi chài khách hàng dưới mọi hình thức. Vì việc làm này, chỉ càng khiến cho khách cảm thấy phiền hà, khó chịu và mất thiện cảm với bạn hơn thôi.
– Quyết tâm đạt mục tiêu đã đề ra: Chắc chắn, khi bước chân vào nghề này, bạn sẽ không thể nào tránh khỏi tình trạng bị khách thẳng thừng từ chối hoặc dùng lời lẽ khiếm nhã, xúc phạm đến mình. Vì thế mà bạn cần tôi luyện một tinh thần thép, chuẩn bị sẵn tâm lý, giữ vững lập trường và kiên định với mục tiêu đã đặt ra để không bị lung lay, gục ngã.
6 điều cấm kỵ mà nhân viên Telesale không được phạm phải
Khi bạn đã quyết tâm theo đuổi nghề Telesale và khao khát được trở thành một chuyên viên Telesale giỏi. Thì bên cạnh những kinh nghiệm, kỹ năng, tố chất quan trọng ra, bạn cần phải tránh xa 6 điều cấm kỵ sau đây:
– Lạm dụng tiếng địa phương: Đây là một trong những sai lầm mà hầu hết các bạn mới bước chân vào nghề đều mắc phải. Bởi giọng nói chính là phương tiện giúp bạn truyền đạt thông tin, giữ vai trò quyết định bạn có chốt được đơn hàng hay không. Thế nên, nếu bạn sử dụng tiếng địa phương quá nhiều, khác vùng miền với khách. Khả năng cao là khách hàng sẽ không thể hiểu rõ nội dung mà bạn đang nói đến, thậm chí họ có thể cúp máy ngang.
– Không có sự chuẩn bị trước: Khi gọi điện cho khách mà không có bất kỳ sự chuẩn bị gì về kịch bản, bảo đảm bạn sẽ truyền tải thiếu hoặc sai thông tin về sản phẩm. Và dễ mắc phải tình trạng lúng túng, ăn nói không lưu loát, xoay sở không kịp trước những câu hỏi của khách.
– Chen ngang lời khách hàng: Cắt ngang khi khách đang nói là điều cấm kỵ nhất mà bạn nên tránh. Bạn không nên nói “thao thao bất tuyệt” cho đủ doanh số mà không cần quan tâm là khách có hiểu hay không. Vì như vậy, tỷ lệ thất bại của bạn rất cao. Thay vào đó, bạn cần phải tập luyện cả kỹ năng nghe, suy nghĩ thấu đáo và dùng sự chân thành, niềm nở để tiếp đón khách về với công ty mình.
– Vận dụng kịch bản quá sách vở: Bạn không nên cứ đọc y chang theo kịch bản có sẵn một cách quá máy móc, rập khuôn. Vì nhu cầu và sự thiện chí của mỗi khách hàng là khác nhau. Cho nên, bạn cần phải biết cách ứng biến linh hoạt sao cho phù hợp, nhằm tạo ra bầu không khí thoải mái, thân thiện, tự nhiên trong trong lúc tư vấn, trò chuyện với khách.
– Không tạo dựng mối quan hệ với khách hàng: Bạn đừng nghĩ chỉ cần chốt được đơn hàng là xong nhiệm vụ, phủi bỏ hết mọi trách nhiệm. Bởi yếu tố quan trọng nhất đối với sự tồn tại và hưng thịnh của một doanh nghiệp chính là phải xây dựng được “lòng trung thành” của khách hàng (Customers Loyalty). Vì vậy, mà bạn nên tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách bằng cách tận tâm phục vụ, chăm sóc khách chu đáo trong khả năng và điều kiện cho phép.
– Tỏ thái độ khi bị từ chối: Thêm một sai lầm mà nhiều bạn Telesale mới vào nghề thường mắc phải đó là bày tỏ thái độ gay gắt khi bị khách hàng từ chối. Bạn hãy nhớ, dù cho khách có không thích sản phẩm hay dịch vụ bên công ty mình, bạn cũng nên tôn trọng quyết định của họ. Bạn tuyệt đối không được phàn nàn, chê bai hay nói xấu sau lưng khách. Vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh công ty, chưa kể đây cũng không phải là tác phong và đạo đức của một nhân viên Telesale chuyên nghiệp.
Bài viết trên đây đã giải đáp cặn kẽ về công việc telesale là gì? Cũng như các tố chất, kỹ năng cần thiết của một nhân viên Telesale. Hy vọng rằng, dựa vào những thông tin hữu ích này, có thể giúp bạn thực hiện được ước mơ trở thành một chuyên viên Telesale chuyên nghiệp. Biết cách xây dựng cho mình một vị thế vững chắc, khó có ai thay thế trong công ty. Chúc bạn sớm thành công!