Tiêu cực là gì? Làm cách nào để không suy nghĩ tiêu cực?

tiêu cực là gì?

Cuộc sống này vốn dĩ không hề đơn giản và “màu hồng” như chúng ta thường hay mơ tưởng lúc còn thơ bé. Thực tế, nó chứa đựng đầy rẫy khó khăn, thách thức và áp lực đè nặng lên đôi vai. Đẩy chúng ta rơi vào những dòng cảm xúc tiêu cực, để rồi ta hoàn toàn mất đi định hướng và mục tiêu sống. Vậy bạn có biết tiêu cực là gì không? Và làm cách nào để có thể loại bỏ nó ra khỏi tâm trí? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để tìm cho mình câu trả lời bạn nhé!  

Tiêu cực là gì? Đây là loại tính từ chỉ về những cảm xúc khiến cho bạn cảm thấy bi quan, khó chịu, không hài lòng và thỏa mãn về một điều gì đó. Tiêu cực bao gồm các xúc cảm như đau buồn, sợ hãi, nóng giận, buồn bã, đau khổ, dằn vặt, đố kỵ, ganh tị, ghen tuông, tức tối, cáu gắt, bi lụy,… Đồng thời, nó được xem là một nguồn năng lượng xấu, có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần, chất lượng công việc và cuộc sống.

Tiêu cực là gì?

Sự thật cho thấy, khi xã hội ngày càng phát triển, văn minh và tiên tiến, thì kéo theo đó là mưu cầu về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc có đầy đủ vật chất cũng dần tăng cao. Đây chính là lý do tại sao mà thời nay con người luôn phải đối mặt với nhiều bộn bề, lo toan, áp lực chỉ vì 4 chữ “cơm,  áo,  gạo, tiền”. Và điều này đã khiến tâm trí của mỗi người dường như đã xuất hiện những dòng suy nghĩ tiêu cực, bi quan và chán đời hơn hẳn. 

Vậy tiêu cực là gì? Là loại tính từ chỉ về những trải nghiệm cảm xúc khiến cho bạn rơi vào trạng thái bi quan, sầu não, khó chịu, không hài lòng. Tiêu cực là tập hợp các xúc cảm như buồn tủi, đau buồn, dằn vặt, lo lắng, sợ hãi, tức tối, khổ đau, ganh ghét, đố kỵ, bi lụy, nóng giận, ủ dột, ghen tuông, tị nạnh,… Đồng thời, tâm trạng tiêu cực có thể tồn tại trong bao lâu còn tùy thuộc vào cách mà bạn đón nhận vấn đề như thế nào.

tiêu cực là gì? khái niệm
Tiêu cực là gì? Là bao hàm tất cả thể loại cảm xúc khiến cho con người ta rơi vào trạng thái bi quan, chẳng hạn như đau lòng, lo lắng, buồn bực, day dứt, dằn vặt,… 

Thực ra, cảm xúc tiêu cực chính là bản năng  “nguyên thủy” ở loài người mà hầu như ai cũng sở hữu. Và nó có thể bộc phát ra ngoài bất cứ lúc nào với từng mức độ khác nhau. Nhưng cái quan trọng là chúng ta phải biết cách điều tiết và kiểm soát tốt được nó, để ngăn chặn những hành vi cực đoan, độc hại, tránh làm ảnh hưởng đến bản thân và mọi người xung quanh.

Cảm xúc tiêu cực bắt nguồn từ đâu?

Theo như phân tích và nghiên cứu từ nhiều chuyên gia, sau đây là những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến cảm xúc tiêu cực ở con người, cụ thể gồm:

– Sự bất đồng quan điểm, xảy ra mâu thuẫn, xung đột trong các mối quan hệ với người thân, bạn bè, đối tác, đồng nghiệp.

– Cảm giác khó chịu, ghen tị, cô đơn, buồn bực vì không được đáp ứng nhu cầu về mặt tình cảm.

– Bản tính hay lo xa, luôn nơm nớp lo sợ, tự mình dọa mình về những điều xảy ra trong tương lai.

– Lúc nào cũng quan trọng việc người khác đang nghĩ gì về mình mà bỏ qua nhu cầu, mong muốn cơ bản của bản thân.

– Luôn cảm thấy tự ti, mặc cảm với những sai lầm đã diễn ra trong quá khứ. Thay vì tìm cách khắc phục, cải thiện vấn đề thì cứ chăm chăm vào lỗi sai và tự dằn vặt chính mình.

Suy nghĩ tiêu cực gây ra những hậu quả như thế nào?

Đem lại tâm trạng bi quan

Hành vi và cảm xúc bị chi phối rất nhiều bởi nhận thức. Do đó, nếu bạn suy nghĩ theo hướng tiêu cực, thì có thể rơi vào hàng loạt những trạng thái như chán chường, buồn rầu, bi quan, tuyệt vọng, đau khổ, lo lắng, căng thẳng, ủ dột. Trong thời gian dài, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống dần trở nên ngột ngạt, khó thở, bí bách và mất đi định hướng cho tương lai của mình.

Gây mâu thuẫn trong các mối quan hệ

Đối với những người luôn suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực, thì thường cảm thấy thiếu sự an toàn và hiếm khi nào vui vẻ, hạnh phúc với cuộc sống thực tại. Chính vì vậy, mà bạn mất kiểm soát trong việc thể hiện hành vi và bộc lộ cảm xúc. Cho nên, bạn rất dễ nổi nóng và tức giận. Điều này có thể tác động xấu đến các mối quan hệ xung quanh. Đẩy xung đột, mâu thuẫn lên cao, tạo ra nhiều vết nứt, khoảng cách giữa bạn và mọi người.

Ảnh hưởng xấu đến chất lượng đời sống

Có thể ví, sự tiêu cực giống như liều “thuốc độc” có thể “giết dần giết mòn”  sức khỏe và tinh thần. Khi “uống” nó trong người, bạn rất nhanh rơi vào trạng thái suy sụp, căng thẳng, mỏi mệt, chán trường. Lúc này, bạn sẽ không còn tập trung hay thiết tha làm bất cứ điều gì và mọi thứ dường như nằm ngoài tầm kiểm soát. Dẫn đến, chất lượng cuộc sống, công việc hay học tập của bạn bị đảo lộn và xuống cấp trầm trọng. 

Đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tâm lý

Tâm trạng tiêu cực chính là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến các bệnh về tâm lý. Nếu bạn cứ tiếp tục duy trì nguồn năng lượng xấu này, thì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,… Và bạn càng để lâu, không tìm cách điều trị kịp thời, thì bệnh tình càng chuyển biến nặng hơn.

tiêu cực là gì? tâm lý
Khi mang trong mình một nguồn năng lượng xấu, lâu ngày nó sẽ khiến bạn hình thành nên những hành vi và suy nghĩ độc hại, cực đoan.

Nghiêm trọng hơn, nó còn tác động đến sự hình thành về nhân cách ở con người. Gây ra những chứng bệnh liên quan đến tính cách khác thường như: rối loạn nhân cách ái kỷ, rối loạn nhân cách tránh né, rối loạn nhân cách thể bất định, rối loạn nhân cách phụ thuộc,… 

Bí quyết giúp bạn đẩy lùi cảm xúc tiêu cực

Hình thành lối sống lành mạnh

Để phòng tránh cũng như đẩy lùi những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực, thì trước tiên bạn cần phải hình thành cho mình một lối sống lành mạnh bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng và thời gian sinh hoạt khoa học, hợp lý. Bạn nên ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Cùng với đó,  hãy tạo dựng thói quen tập luyện thể dục thể thao vào mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, giúp cơ thể thêm dẻo dai, săn chắc, tràn đầy năng lượng sống.

tiêu cực là gì? lành mạnh
Duy trì thói quen sống lành mạnh sẽ giúp ít rất nhiều trong việc cải thiện tâm lý, mang lại cho bạn một tinh thần thoải mái, phấn chấn hơn.

Dành nhiều thời gian thư giãn

Thay vì cứ cắm đầu vào công việc đến mức quên ăn, quên ngủ, dẫn đến kiệt sức, lao lực. Thì bạn cần biết cách phân bổ lại thời gian sinh hoạt sao cho hợp lý. Bạn nên dành nhiều thời giờ cho việc nghỉ ngơi, thư giãn để cơ thể giải phóng hết năng lượng tiêu cực ra bên ngoài và phục hồi lại thể lực. Điều này sẽ giúp cho tâm trạng của bạn thoải mái, dễ chịu, trút bỏ được hết gánh nặng. Cảm thấy thêm yêu đời, phấn chấn và lạc quan hơn.

Tránh xa các mối quan hệ độc hại

Chính mối quan hệ độc hại, chỉ chứa đựng sự lợi dụng, toan tính, lừa gạt, cực đoan, độc đoán và bạo lực sẽ là những “gọng kìm” vô hình trói buộc cảm xúc và tinh thần của bạn. Nó khiến bạn cảm thấy mỏi mệt, muộn phiền, u uất, và áp lực kinh khủng. Bạn càng cố vùng vẫy bao nhiêu thì nó càng siết chặt bạn lại bấy nhiêu. Vì thế mà bạn cần phải kiên cường, mạnh mẽ bước chân ra khỏi các mối quan này, buông bỏ hết mọi thứ và tìm cho mình một hướng đi mới, có tương lai tươi sáng.

Tham gia vào các hoạt động lành mạnh

Bạn không nên suốt ngày cứ chôn chân một góc ở trong phòng hay không đi ra ngoài, giao du với ai. Vì như vậy chỉ làm cho sự tiêu cực bủa vây và bạn càng bị đắm chìm vào nó hơn thôi. Thay vào đó, bạn cần ra đường để hít thở không khí, vận động cơ thể, giao lưu, trò chuyện với bạn bè. Hay đi trải nghiệm, học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống. Hoặc tham gia vào những hoạt động lành mạnh, có ích cho cộng đồng, xã hội. 

Tâm sự, chia sẻ với người thân

Nếu bạn gặp phải một vấn đề nào đó khó xử, khiến cho bạn cảm thấy khó chịu, buồn rầu, mỏi mệt và day dứt khôn nguôi. Thì bạn không nên cố gắng che đậy, chôn giấu chúng vào trong lòng để rồi tự hành hạ bản thân. Cách tốt nhất là bạn nên tìm một người thân thiết, đáng tin cậy để giãi bày tâm sự, nỗi lòng.

Nói ra hết những tâm tư, khúc mắc, khó khăn mà mình đang gánh phải. Biết đâu họ có thể giúp bạn đưa ra giải pháp hiệu quả để vượt qua. Hoặc ít nhiều gì bạn cũng nhận được sự an ủi, động viên và lời khuyên chân thành từ họ đấy.

Hy vọng rằng, thông qua những chia sẻ hữu ích trên đây, bạn đã hiểu sự tiêu cực là gì? Hệ lụy mà nó mang lại ra sao? Cũng như biện pháp giúp bạn có thể vực dậy tinh thần, có được nguồn năng lượng sống tích cực hơn. Bạn hãy nhớ, đời người vốn dĩ rất ngắn ngủi. Vì thế, bạn nên trân quý cuộc sống và yêu thương bản thân nhiều hơn nữa. Đừng vì một vài tác nhân xấu mà tự chôn vùi thanh xuân, tuổi trẻ của mình bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *