Broker là gì? Bí quyết để trở thành một Broker chuyên nghiệp

broker là gì?

Hiện nay, nhu cầu đầu tư vào thị trường chứng khoán, ngoại hối, bất động sản, tiền điện tử đang có xu hướng tăng cao. Kéo theo đó, nghề Broker dần trở nên phổ biến, tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp với mức thu nhập cực kỳ hấp dẫn, phù hợp dành cho những ai đam mê lĩnh vực nghiên cứu và phân tích tài chính. Vậy thực chất broker là gì? Làm cách nào để trở thành một broker chuyên nghiệp? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra lời giải đáp nhé!

Broker là gì? Theo như từ điển Anh – Việt, từ Broker có nghĩa là người môi giới. Còn trong các giao dịch thương mại hay tài chính, Broker đóng vai trò là người trung gian, kết nối bên mua và bên bán. Nhiệm vụ của Broker là thực hiện việc đàm phán, trao đổi, mua bán về dịch vụ, sản phẩm, hàng hóa sao cho người mua và người bán cùng có lợi. Sau khi hoàn thành xong cuộc giao dịch, Broker sẽ được nhận một khoảng tiền hoa hồng đúng như thỏa thuận.

Broker là gì?

Có thể nói, thị trường chứng khoán từ lâu đã là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân tham gia, kể cả người già và giới trẻ. Chính vì lẽ đó, mà nghề broker dường như đang trở thành xu thế thịnh hành trên thị trường lao động, được nhiều người theo đuổi với mục đích tạo thêm nguồn thu nhập “tay trái” cho bản thân. Nếu bạn là một “chứng thủ” dày dặn kinh nghiệm, có chuyên môn cao, thì chắc chắn không thể bỏ qua cơ hội nghề nghiệp này.

Vậy broker là gì? Theo từ điển Tiếng Anh, “Broker” có nghĩa là người môi giới. Khi nói đến các giao dịch thương mại hay tài chính, thì Broker thường được hiểu là người trung gian hoặc người môi giới đảm nhận nhiệm vụ kết nối giữa bên mua và bên bán. Broker giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp người mua và người bán thực hiện các cuộc trao đổi, đàm phán, mua bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sao cho cả hai bên cùng có lợi như nhau.

broker là gì? khái niệm
Broker là gì? Broker được biết đến là người môi giới, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như bảo hiểm, bất động sản, tài chính, chứng khoán,…

Đồng thời, Broker còn phải đảm bảo các giao dịch này đều diễn ra trong điều kiện thuận lợi, suôn sẻ. Cùng với đó là đạt được thành công mỹ mãn, đúng với mục tiêu mà các bên liên quan đã đặt ra.  Và sau khi Broker hoàn thành xong hết giao dịch, sẽ nhận được một khoản tiền hoa hồng theo như giao kèo từ lúc đầu.

Hiện nay, ngoài thị trường chứng khoán ra, thì vị trí Broker cũng xuất hiện ở đa dạng lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như:

– Môi giới bất động sản.

– Môi giới kinh doanh.

– Môi giới đầu tư.

– Môi giới bảo hiểm.

– Môi giới sở hữu trí tuệ.

– Môi giới thông tin.

Tìm hiểu cụ thể về một số dạng broker phổ biến

Broker trong ngành bất động sản

Nhà môi giới bất động sản là những người có kiến thức chuyên môn nằm trong phạm vi đất đai, nhà ở. Họ thường hỗ trợ cho khách hàng cá nhân hay tổ chức trong việc mua bán, cho thuê bất động sản. Broker giữ vai trò trung gian giữa bên mua và bên bán, hoặc bên cho thuê và bên đi thuê. Tạo điều kiện để hợp thức hóa các loại giấy tờ pháp lý liên quan đến giao dịch. 

broker là gì? bất động sản
Nhà môi giới bất động sản sẽ ở vai trò trung gian thực hiện các giao dịch về trao đổi, mua bán hay đầu tư tài sản.

Đồng thời, Broker còn đánh giá, đóng góp ý kiến và cung cấp mọi dữ liệu cần thiết cho khách hàng như: giá thị trường, giá trị thực của tài sản, tiềm năng phát triển của các khu vực lân cận trong tương lai,… Mục đích chính là giúp khách hàng đưa ra quyết định hợp lý, phù hợp với ngân sách chi tiêu hiện đang có.

Broker trong ngành chứng khoán

Nhà môi giới chứng khoán thường là những người dày dặn kinh nghiệm, có thâm niên trong thị trường tài chính. Họ chuyên hỗ trợ khách hàng cá nhân hay tổ chức trong việc xây dựng và quản lý danh mục đầu tư về cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh, chứng chỉ quỹ ETF và các loại chứng khoán khác. 

broker là gì? chứng khoán
Môi giới chứng khoán sẽ hỗ trợ khách hàng thực hiện các lệnh giao dịch và đưa ra lời khuyên dựa trên việc phân tích, nghiên cứu thị trường tài chính.

Ngoài ra, Broker còn đảm nhận nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích và dự đoán xu hướng biến động thị trường, nhằm hoạch định chiến lược đầu tư và quản lý tốt rủi ro tài chính. Nhờ vào kiến thức chuyên môn của mình, Broker sẽ đưa ra các giải pháp hạn chế hiệu quả rủi ro có thể xảy ra và tối ưu hóa các danh mục đầu tư. Giúp khách hàng đạt được mục tiêu như kỳ vọng.

Broker trong ngành bảo hiểm

Nhà môi giới bảo hiểm là những người giữ vai trò trung gian giữa công ty bảo hiểm và khách hàng. Để có thể tham gia vào ngành này, thì điều đầu tiên họ phải hiểu biết rõ về tất cả các loại bảo hiểm như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm tài sản,… 

Đồng thời, họ sẽ dựa vào nhu cầu sử dụng của từng đối tượng khách hàng như cá nhân, hộ gia đình hay doanh nghiệp, để đưa ra một chính sách và sản phẩm bảo hiểm phù hợp. Một lợi thế của Broker bảo hiểm là họ không bị ràng buộc về trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ công ty bảo hiểm nào. Cho nên, trong quá trình diễn ra giao dịch, họ thường đề xuất các gói bảo hiểm với mức giá cạnh tranh khác nhau. Việc này giúp khách hàng có thể so sánh giá cả và chọn gói tham gia phù hợp với ngân sách hiện có của mình.

Những kỹ năng cần có đối với một broker chuyên nghiệp

Để trở thành một Broker chuyên nghiệp, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và có thể tạo dựng cho mình một thương hiệu riêng, nổi tiếng. Thì bắt buộc bạn phải sở hữu những kỹ năng quan trọng như sau: 

– Trình độ chuyên môn: Tùy vào lĩnh vực bạn chọn hành nghề môi giới, mà bạn nên đăng ký khóa học theo đúng chuyên ngành của mình. Điển hình như Broker bất động sản, bạn sẽ học về cách phân tích thị trường, luật tài sản, nguyên tắc trong bất động sản. Đối với một Broker chứng khoán, bạn nên học các kiến thức liên quan đến tài chính, cách phân tích và thiết lập danh mục đầu tư, cách nghiên cứu thị trường và luật chứng khoán. 

– Cập nhật thông tin nhanh chóng: Không riêng gì thị trường chứng khoán, mà tất cả các thị trường đầu tư đều liên tục biến động thất thường theo từng ngày, từng giờ. Do đó, bạn cần phải thường xuyên cập nhật tin tức, xu hướng thị trường, thu nhập và phân tích thông tin, số liệu chính xác để đưa ra các chiến lược, giải pháp tối ưu cho khách hàng.

– Kinh nghiệm thực tiễn: Đi đôi với kiến thức sách vở chính là kinh nghiệm thực tế, thứ mà bạn không thể thiếu khi muốn bước chân vào nghề này. Bởi vì, chỉ khi bạn đã từng va chạm, trải nghiệm thì bạn mới rút ra nhiều bài học, kỹ năng quý giá nhằm phục vụ cho công việc của mình. Thế nên, thay vì cứ cắm đầu vào lý thuyết suông, bạn nên dành thời gian tham dự các buổi hội thảo hoặc thực tập tại vị trí Broker để dần tích lũy kinh nghiệm cho mình.

– Giao tiếp linh hoạt: Tính chất của nghề môi giới là phải trao đổi trực tiếp với khách hàng và bên đối tác. Cho nên, kỹ năng giao tiếp, ứng xử linh hoạt rất quan trọng mà Broker nào cũng cần phải có. Nó quyết định mức độ thành công của cuộc giao dịch, cũng như việc bạn có thuyết phục được người nghe hay không.

– Đàm phán: Bên cạnh cách ăn nói lưu loát, giao tiếp linh hoạt ra, bạn cần phải học thêm kỹ năng đàm phán để có thể đem lại quyền lợi công bằng, làm hài lòng cho cả bên mua và bên bán.

Tư duy nhạy bén: Trong số các kênh đầu tư, thì thị trường chứng khoán là nơi thu hút một nguồn vốn lớn, hầu như đều thực hiện giao dịch mua bán vào mỗi ngày. Chưa kể, nó luôn trong trạng thái biến động không ngừng và cũng không tuân theo bất kỳ quy luật chung nào cả. Do đó, đòi hỏi các Broker chuyên nghiệp phải sở hữu bộ não phán đoán nhạy bén, tư duy nghiên cứu và phân tích dữ liệu logic, để có thể dự đoán chính xác xu hướng biến động của thị trường trong mọi tình huống. 

– Thiết lập mạng lưới khách hàng: Khi bạn mới gia nhập vào ngành Broker, thì đa phần bạn là người chủ động tìm kiếm và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng. Chỉ khi bạn có đủ kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn, cộng với việc hoàn thành tốt các cuộc giao dịch. Thì lúc đó, mạng lưới khách hàng mới từ từ mở rộng thành quy mô lớn, được nhiều người biết đến hơn. Vì vậy, khi hợp tác với những khách hàng đầu tiên, bạn cần thể hiện tốt năng lực của mình để chứng minh cho họ thấy bạn là một Broker chuyên nghiệp. 

– Chăm sóc khách hàng: Một Broker tài giỏi, có năng lực sẽ hiểu được tầm quan trọng từ việc duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng là như thế nào. Tất nhiên, muốn làm được điều này, trước tiên bạn phải thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng cho thật chu đáo. Nắm bắt được nhu cầu, tâm lý của khách để cung ứng dịch vụ, sản phẩm một cách tốt nhất. Có như vậy, bạn mới có thể dần tạo dựng lòng tin, sự tín nhiệm, lòng trung thành của khách đối với bạn.

– Chịu được áp lực từ công việc: Áp lực công việc chắc chắn là thứ bạn không thể tránh khỏi khi chọn theo nghề Broker. Theo đó, áp lực mà bạn phải gánh chịu thường được hình thành từ các nhân tố như: sự cạnh tranh khốc liệt, thị trường biến động, tâm lý khách hàng, những thay đổi trong quy định pháp lý, rủi ro trong đầu tư,…

Vì thế, ngay từ ban đầu, bạn phải tôi luyện cho mình một tinh thần thép, đức tính kiên cường, ý chí quyết tâm cao. Để khi bạn đương đầu với những thách thức, khó khăn trong nghề, thì bạn vẫn có thể “bền tâm, vững chí” bước tiếp, không dễ bị quật ngã.

Trên đây đã giải đáp một cách chi tiết về nghề broker là gì? Cũng như các kỹ năng vô cùng cần thiết đối với một Broker chuyên nghiệp. Có thể bạn chưa biết, ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, Broker đang là một ngành nghề có triển vọng rất cao và đem lại mức thu nhập cạnh tranh lắm đấy. Thế nên, nếu thấy có hứng thú và đam mê thì đừng ngại theo đuổi, bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *