Bất mãn là gì? Nhân viên bất mãn trong công việc là do đâu?

Bất mãn là gì?

Con người chúng ta thường bị chi phối bởi những cảm xúc, nếu như niềm vui và hạnh phúc mang đến sự tích cực, nỗi buồn và đau khổ mang đến sự tiêu cực. Thì bên cạnh đó, con người còn phải đối diện với rất nhiều cảm xúc khác. Trong đó có sự bất mãn là một cảm xúc gây ức chế, khó chịu và lấy đi khá nhiều nguồn năng lượng tích cực của chúng ta. Vậy bất mãn là gì? Vì sao tình trạng này lại thường xảy ra trong công việc? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Bất mãn là gì? Bất mãn là sự phản ứng của một người với một sự vật, sự việc hoặc người nào đó qua hành động bất hợp tác, thờ ơ, khó chịu. Bên cạnh đó, bất mãn còn thể hiện thái độ không bằng lòng khi một người không được đáp ứng và thỏa mãn những nhu cầu của họ.

Bất mãn là gì?

Trong đời sống ngày hàng chúng ta thường hay nghe người thân, bạn bè xung quanh đôi khi than thở là cảm thấy bất mãn với công việc. Nhân viên bất mãn với Sếp vì những yêu cầu khắt khe hay chế độ làm việc. Vợ chồng bất mãn lẫn nhau hay ba mẹ bất mãn với con cái trong những vấn đề sinh hoạt hàng ngày. Ngay cả chính bản thân chúng ta đôi khi cũng có cảm giác bất mãn về công việc, về một người nào đó hay về một vấn đề nào đó.

Thế nhưng, bạn có thật sự hiểu bất mãn là gì không? Trong tiếng Việt, bất mãn vừa là một động từ vừa là một tính từ. Khi sử dụng là động từ thì bất mãn là sự phản ứng với một điều gì đó qua hành động thờ ơ, bất hợp tác. Còn khi sử dụng là tính từ thì bất mãn thể hiện thái độ không bằng lòng khi không được đáp ứng và thỏa mãn vấn đề nào đó.

Sự bất mãn có thể đến từ nhiều nguyên nhân và xảy ra ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống, từ những chuyện nhỏ nhặt trong nề nếp sinh hoạt hàng ngày hay những mâu thuẫn lẫn nhau. Nhưng đặc biệt, sự bất mãn thường tồn tại nhiều nhất là trong môi trường công việc, giữa nhân viên với cấp trên, giữa người lao động với người sử dụng lao động. Vậy bất mãn trong công việc là như thế nào?

Tìm hiểu về sự bất mãn trong công việc

Bất mãn trong công việc là tình trạng thường xuyên xảy ra trong con đường sự nghiệp của con người. Đây là một cảm xúc thể hiện thái độ không bằng lòng, không vui vẻ và tiêu cực của một cá nhân với công việc, môi trường làm việc, đồng nghiệp hoặc cấp trên.

Sự bất mãn của nhân viên có xuất phát từ nhiều phía chứ không phải lúc nào cũng do bản thân nhân viên, nó có thể xuất phát từ đồng nghiệp làm chung, người quản lý, cấp trên khiến cho nhân viên bất hợp tác trong công việc. Vì thế, điều mà các doanh nghiệp, người sử dụng lao động cần làm không phải là ngăn chặn sự bất mãn của nhân viên mà chính là phải tìm hiểu căn nguyên của sự bất mãn và đưa ra hướng khắc phục.

Bất mãn là gì trong công việc?
Bất mãn là gì trong công việc? Là cảm giác không hài lòng, không vui vẻ của một cá nhân đối với công việc, đồng nghiệp hoặc với người lãnh đạo.

Những nguyên nhân khiến nhân viên cảm thấy bất mãn

Như đã nói ở trên, sự bất mãn của nhân viên có thể đến từ bản thân nhân viên hoặc cũng có thể đến từ phía doanh nghiệp, công ty và người sử dụng lao động. Vì thế, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu cặn kẽ từng nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan dẫn đến sự bất mãn của nhân viên là gì nhé:

Nguyên nhân chủ quan

-Do nhân viên không có sự yêu thích đối với công việc mà mình đang làm, nên dẫn đến chán nản không muốn cống hiến. Cũng chính vì thế mà khi được giao quá nhiều việc thì họ sẽ tìm cách chống đối.

-Nhân viên ngại đương đầu với thử thách, thích sự an nhàn và bình ổn làm những công việc nhàn hạ. Nên khi được giao những việc khó khăn, đòi hỏi sự cố gắng để vượt qua thử thách thì nhân viên sẽ cảm thấy không vui và đâm ra bất mãn.

-Không thể hiện được bản thân mình, e ngại phải thể hiện năng lực trước đám đông, tự cảm thấy bản thân mình yếu kém, không có năng lực nên dần dần sẽ khiến cho họ cảm thấy bất mãn.

Nguyên nhân khách quan

-Khi nhân viên cống hiến và làm việc hết mình nhưng lại không nhận được thù lao xứng đáng chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự bất mãn của nhân viên. Thậm chí, có nhiều nhân viên đã làm việc trong thời gian dài, nỗ lực không ngừng nhưng lại không được lên lương. Nhưng một nhân viên mới vào làm cùng một vị trí thì lại được trả lương cao hơn. Từ đó sinh ra bất mãn.

-Công ty không có định hướng và kế hoạch thăng tiến cho nhân viên thâm niên, điều này cũng khiến cho nhân viên cảm thấy bất mãn vì bao nhiêu năm làm việc cứ mãi dậm chân ở vị trí nhân viên “quèn”. Tất cả là do sự thờ ơ và không coi trọng năng lực của nhân viên ở các cấp lãnh đạo.

-Người lãnh đạo, cấp quản lý có năng lực yếu kém, làm việc không chuyên nghiệp, không biết trọng dụng nhân tài cũng sẽ gây ra sự bất mãn của cấp dưới.

Cách đối phó nhân viên bất mãn là gì?
Một trong số những nguyên nhân khách quan dẫn đến sự bất mãn của nhân viên đó chính là do nhà lãnh đạo yếu kém.

Vậy làm thế nào doanh nghiệp khắc phục được sự bất mãn của nhân viên?

Sau khi đã biết được những nguyên nhân dẫn đến sự bất mãn của nhân viên là do đâu thì lúc này các doanh nghiệp, công ty và người sử dụng lao động cần phải biết cách khắc phục được tình trạng này, để nhân viên có nhiệt huyết trong công việc và tận tâm cống hiến cho công ty. Vậy cách khắc phục như thế nào? Hãy theo dõi tiếp bài viết nhé.

Không đưa ra quyết định hay hành động nóng vội

Khi gặp một nhân viên đang tỏ ra bất mãn với công ty, với người quản lý và các cấp lãnh đạo, thì lúc này nhà lãnh đạo cần phải bình tĩnh. Không nên vì sự khó chịu hay nóng giận của bản thân mà đưa ra quyết định quá vội vàng.

Đầu tiên, bạn phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao nhân viên của mình lại cảm thấy bất mãn, vì có thể nguyên nhân không phải từ bản thân họ mà từ những người khác. Sau khi đã tìm hiểu rõ nguồn ngành vấn đề thì lúc này mới xem xét thấu đáo và đưa ra quyết định cuối cùng dựa trên sự khách quan, công bằng và đúng đắn.

Đừng để tình trạng bất mãn của nhân viên xảy ra quá lâu

Mặc dù, nhà lãnh đạo phải suy xét nguyên nhân và tìm hướng khắc phục tốt nhất, thế nhưng bạn hãy làm những việc này trong thời gian ngắn, không nên để tình trạng nhân viên bất mãn diễn ra quá lâu. Bởi vì, trong một môi trường làm việc chung, khi một người cảm thấy bất mãn thì cảm xúc tiêu cực đó có thể lây lan sang cho những nhân viên khác.

Luôn thể hiện sự chuyên nghiệp của công ty

Tuy việc nhân viên tỏ ra chống đối, bất mãn với công việc, những người xung quanh hay chính ban lãnh đạo thì chắc chắn sẽ khiến cho người lãnh đạo không hề cảm thấy “happy” với nhân viên đó. Thế nhưng, đã là nhà lãnh đạo, thì các bạn lúc nào cũng cần tỏ ra chuyên nghiệp khi xử lý vấn đề này.

Đầu tiên, bạn cần hẹn nhân viên gặp mặt, có thể là hẹn ở ngoài hoặc vào văn phòng riêng để mặt đối mặt trao đổi với nhau. Tuyệt đối không nên đối chất trong văn phòng đông người hoặc có sự có mặt của người thứ ba. Luôn giữ thái độ lịch sự và tôn trọng nhân viên để thể hiện sự chuyên nghiệp nhất mà một nhà lãnh đạo cần có.

Tìm cách truyền động lực cho tập thể nhân viên

Khi có một nhân viên chống đối và tỏ ra bất mãn thì chắc chắn những nhân viên xung quanh hoặc thậm chí những bộ phận khác cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Vì thế, bên cạnh việc giải quyết vấn đề với nhân viên chống đối kia thì nhà lãnh đạo cũng phải tìm cách truyền động lực và tinh thần làm việc một cách tích cực cho những nhân viên khác. Điều này sẽ giúp cho họ củng cố nhiệt huyết và cảm hứng làm việc, không bị lung lay ý chí bởi nhân viên kia.

Nguyên nhân dẫn đến bất mãn là gì?
Để ngăn chặn sự bất mãn lây lan từ người này sang người khác thì cấp lãnh đạo phải biết truyền động lực cho tập thể nhân viên của mình.

Có thể nói, sự bất mãn của nhân viên là điều mà doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo sẽ phải thường xuyên đối mặt. Vì thế, hiểu được nguyên nhân mà nhân viên tỏ thái độ bất mãn là gì, sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo biết cách khắc phục và giải quyết một cách thuận tình thuận lý nhất. Đồng thời, cũng đừng quên củng cố tinh thần, sự nhiệt huyết và cống hiến của tập thể nhân viên để không một ai bị lung lay bởi sự chống đối của một cá nhân nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *